Quy định về điều kiện, thủ tục khởi công công trình xây dựng
Quy định về điều kiện, thủ tục khởi công công trình xây dựng: Muốn khởi công xây dựng công trình cần chuẩn bị những gì theo quy định của pháp luật?
Khởi công công trình xây dựng là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng. Để thực hiện được giai đoạn khởi công này thì chủ đầu tư hoặc nhà thầu xây dựng phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định pháp luật để được phép tiến hành xây dựng, khởi công công trình. Vậy các điều kiện, tiêu chuẩn cũng như quy định pháp luật về điều kiện và thủ tục khởi công công trình xây dựng như thế nào, được quy định ra sao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin bổ ích về nội dung này.
Thứ nhất về điều kiện khởi công công trình xây dựng:
Việc xác định đã đủ điều kiện để có thể khởi công công trình xây dựng hay chưa là một trong những bước của quá trình chuẩn bị xây dựng công trình.
Tại Điều 107 Luật xây dựng 2014. Có quy định về điều kiện khởi công xây dựng công trình, cụ thể việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:
1. Phải có mặt bằng để đáp ứng cho quá trình xây dựng: Quá trình xây dựng có thể tiến hành thông qua hình thức thực hiện theo tiến độ hoặc thực hiện toàn bộ công trình nếu công trình có quy mô nhỏ. Do đó việc đáp ứng mặt bằng cũng sẽ phụ thuộc và tiến độ xây dựng hoặc toàn bộ mặt bằng để việc thực hiện quá trình xây dựng được diễn ra đúng theo kế hoạch đã đặt ra.
2. Đối với những công trình xây dựng có yêu cầu phải có giấy phép xây dựng thì phải đáp ứng được yêu cầu này mới có thể tiến hành xây dựng theo đúng quy định pháp luật: Những công trình được Nhà nước quy định bắt buộc phải có giấy phép xây dựng đã được quy định cụ thể tại Điều 89 của Luật xây dựng 2014.Bên cạnh đó, cũng có nhưng trường hợp được miễn yêu cầu phải có giấy phép xây dựng cũng được quy định cụ thê tại Điều 89 Khoản 2.
3. Phải có bản vẽ, thiết kế công trình cụ thể của từng hạng mục và phải thông qua quá trình kiểm tra, phê duyệt của chủ đầu tư. Việc kiểm tra, phê duyệt phải được chủ đầu tư xác nhận trên bản vẽ, bản thiết kế công trình đó. Và việc thực hiện công trình trên thực tế phải thực hiện đúng như trong bản vẽ, thiết kế đã xác lập trước đó.
4. Nếu công trình thi công của chủ đầu tư có thực hiện bằng hình thức lựa chọn nhà thầu để tiến hành xây dựng, thì yêu cầu phải có hợp đồng kí kết bằng văn bản giữa chủ đầu tư và nhà thầu được chọn.
5. Được bố trí và phải đảm bảo đáp ứng đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình.
6. Trong quá trình thi công xây dựng, chủ đầu tư và nhà thầu phải có các biện pháp cụ thể để đảm bảo an toàn trong thi công và các biện pháp để bảo vệ môi trường kể từ khi bắt đâu thi công đến khi kết thúc quá trình xây dựng.
Trong quá trình chuẩn bị xây dựng công trình ngoài các yêu cầu và điều kiện về mặt giấy phép thì các vấn đề khác như yêu cầu đối với công trình xây dựng và yêu cầu đối với việc sử dụng vật liệu xây dựng cũng được quy định rõ tại các Điều 109 và Điều 110 của Luật xây dựng 2014.
Thứ hai, về thủ tục khởi công công trình xây dựng:
Khởi công công trình xây dựng phải trải qua nhiều giai đoạn và nhiều quá trình khác nhau. Những bước cơ bản và quan trọng nhất đó là:
1.Chuẩn bị xây dựng công trình:
Trong quá trình chuẩn bị xây dựng công trình việc chuẩn bị mặt bằng để tiến hành khởi công công trình là điều vô cùng quan trọng. Bởi công việc này trực tiếp liên quan đến việc giải phóng mặt bằng, đền bù đất cho dân. Việc này, trực tiếp cần tới sự hợp tác của Ủy ban nhân dân các cấp tại địa bàn có công trình xây dựng. Từ việc ra thông báo, ra quyết định thu hồi đến việc trực tiếp chỉ đạo và tiến hành việc thu hồi đất, bồi thường tiền hoặc cấp đất tái định cư cho dân theo đúng quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân các cấp trong trường hợp này cũng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các quá trình khởi công công trình xây dựng trong quá trình thi công.
Song song với việc thi công công trình xây dựng là trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thi công công trình xây dựng. Chủ đầu tư phải tiến hành lựa chọn nhà thầu có đủ khả năng, năng lực để thực hiện thi công công trình xây dựng. Việc lựa chọn nhà thầu sẽ được thực hiện trên nhiều tiêu chí trong đó việc lựa chọn nhà thầu dựa trên tiêu chí là căn cứ vào năng lực hoạt động thi công công trình xây dựng của nhà thầu phải phù hợp với loại công trình xây dựng, cấp công trình xây dựng và công việc cụ thể khi thi công xây dựng.
2. Thi công công trình xây dựng
Bên cạnh đó, việc phối hợp cùng với Ủy ban nhân dân các cấp để thực hiện giải phóng đất, đền bù thiệt hại hoặc cấp đất tái định cư và bàn giao phần đất đã quy hoạch cho chủ nhà thầu để tiến hành khởi công công trình xây dựng. Đây là một trong những giao đoạn cơ bản của thủ tục giám sát thi công công trình xây dựng.
3. Giám sát thi công xây dựng,nghiệm thu,bàn giao công trình xây dựng
Chủ đầu tư liên tục giám sát, kiểm tra đôn đốc chủ thầu thực hiện thi công đúng thời hạn, đúng tiến độ và đúng với kế hoạch dự án, hợp đồng xây dựng đã được phê duyệt trước đó. Đồng thời phải đảm bảo được các biện pháp an toàn trong quá trình thi công và đảm bảo về an toàn vệ sinh môi trường trong suốt quá trình thi công công trình xây dựng. Nếu có sự cố xảy ra thì chủ đầu tư và nhà thầu sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật. Do đó chủ đầu tư cũng như nhà thầu phải có trách nhiệm đưa ra các đề xuất, thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo đảm an toàn cho người thi công trong quá trình thi công công trình xây dựng.
Ngoài việc đảm bảo an toàn cho người thi công thì nhà thầu còn có trách nhiệm đưa ra và tiến hành thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng. Để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường bao gồm môi trường không khí, môi trường nước,việc xử lý các chất thải rắn, chống tiếng ồn và yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
4. Bảo hành, bảo trì công trình xây dựng
Việc tiến hành bảo hành, bảo trì công trình xây dựng được tiến hành thực hiện trong giai đoạn kể từ khi công trình xây dựng được thi công xong cho tới khi được đưa vào chính thức khai thác và sử dụng. Việc tiến hành bảo hành và bảo trì công trình xây dựng thuộc về trách nhiệm của bên nhà thầu xây dựng. Việc bảo hành bảo trì phải đáp ứng những yêu cầu được quy định tại Điều 126 Luật xây dựng 2014. Người sở hữu công trình hoặc người quản lý sử dụng phải có kế hoạch bảo hành bảo trì công trình xây dựng cụ thể và đã được phê duyệt để thực hiện theo kế hoạch đó.
Thủ tục khởi công công trình xây dừng là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình thi công công trình xây dựng, chủ đầu tư cũng như nhà thầu cần tuân thủ đúng quy định pháp luật về Luật xây dựng 2014 để việc thực hiện thi công công trình xây dựng được thực hiện suôn sẻ.
Trên đây là toàn bộ nội dung về quy định của pháp luật về điều kiện cũng như thủ tục khởi công công trình xây dựng. Hi vọng bài viết trên đây của Luật Dương Gia sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và nắm bắt được các quy định pháp luật về luật xây dựng nói chung cũng như điều kiện, thủ tục khởi công công trình xây dựng nói riêng.
Để hiểu rõ hơn về những thủ tục, quy định về thủ tục khởi công hoặc những vấn đề khác, bạn có thể liên hệ với KANE để được tư vấn miễn phí nhé.
Có thể bạn quan tâm: https://kanecompanyltd.com/thiet-ke-thi-cong-nha-tron-goi-uy-tin.html
CÔNG TY TNHH KANE | THIẾT KẾ – GIÁM SÁT – THI CÔNG
EMAIL: kanecompanyltd@gmail.com
HOTLINE: 08 2626 6878 – 0852 129 379
Bảng giá dịch vụ của chúng tôi:
(Nguồn: luatduonggia)